Và đôi lúc, quảng cáo đơn thuần chỉ là quảng cáo, sự thật khác xa với những lời hoa mỹ mà bạn được nghe...
#1 "Tôi và đối tác kinh doanh quyết định thuê chung phòng khách sạn để tiết kiệm tiền. Chúng tôi không hề mong đợi vách nhà tắm trong suốt như thế kia..."
#2 Dường như biển báo cấm hút thuốc là chưa đủ, phải in lên cả gạt tàn nữa! Chờ chút, có gì đó rất sai ở đây...
#3 "Tôi và chồng đã cười ngất khoảng 5 phút sau khi bật đèn lên"
#4 Nhà tắm và tủ quần áo dùng chung một cánh cửa, hay lắm khách sạn!
#5 Nhân viên dọn phòng bỏ lại chiếc gối có mặt Samuel L. Jackson trên giường, thế là như nào?
#6 Lỗ thông gió bịp
#7 Rèm bịp
#8 Được khách sạn tặng quà vì thường xuyên qua đó trú chân
#9 Nhiều vòi quá không biết dùng cái nào...
#10 "Khách sạn thường xuyên bị câu trộm wifi, chúng tôi phải đổi lại mật khẩu cho chắc ăn"
Theo GenK
" alt=""/>Những tình huống 'dở khóc dở cười' khó đỡ nhất diễn ra tại khách sạn trên toàn thế giớiVài năm gần đây xuất hiện nhiều lời khuyên nhủ xung quanh khái niệm quota thời gian tiếp cận với phương tiện thông tin xã hội theo kiểu 2 tiếng đồng hồ một ngày, nhiều hơn thế chắc chắn có hại cho con trẻ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) vẫn khuyến cáo thời lượng tiếp xúc với các chương trình chất lượng cao cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 1 giờ, nhưng cũng khuyến khích cha mẹ tạo ra các giới hạn cố định về thời gian sử dụng công nghệ và chia sẻ thời gian đó cùng với trẻ.
Hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng về việc 4 giờ chơi game vào ngày chủ nhật có vấn đề gì không hay 3 phiên sử dụng iPad dài 20 phút có tốt hơn 1 tiếng đồng hồ nghịch máy liên tục.
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy được giải tỏa khi nhận được thông tin về những nghiên cứu gần đây cho thấy, không phải thời gian mà chính bản chất của việc sử dụng công nghệ mới đóng vai trò quyết định, bao gồm chuyện xem TV, theo dõi mạng xã hội, chơi game, liên lạc qua WhatsApp hay xem iMovie.
Jocelyn Brewer, một nhà tâm thần học chuyên nghiên cứu về khái niệm "nuôi dưỡng số" (digital nutrition) so sánh điều này với việc ăn kiêng, tức là thay vì quan tâm tới số lượng calories (hay thời gian sử dụng), hãy quan tâm tới thực đơn. "Chúng ta dùng các thiết bị công nghệ để dỗ dành trẻ con sẽ tạo nên thói quen xấu lệ thuộc vào chúng để giải quyết các vấn đề cảm xúc không tốt cho một đứa trẻ (hay một thiếu niên, hoặc cả người lớn)".
" alt=""/>Cho trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ bao nhiêu thời gian là đủ?Theo những luật lệ mới, trẻ em dưới 12 tuổi chỉ có thể chơi King of Glory (hay còn được biết tới là Liên Quân Mobiletại Việt Nam), tựa game MOBA trên mobile, một tiếng đồng hồ mỗi ngày và sẽ bị cấm sau 21g00. Trong khi lứa tuổi từ 12 trở lên sẽ được Tencent cho phép chơi những tựa game mobile nổi tiếng của họ hai giờ mỗi ngày.
Phụ huynh tại đất nước đông dân nhất thế giới đang tỏ ra lo ngại về số lượng thời gian và tiền bạc mà con em họ bỏ ra cho những tựa game của Tencent, theo báo cáo của trang Ecns.
King of Glory là một trong những trò chơi nổi tiếng nhất tại Trung Quốc, với hàng triệu người chơi hoạt động mỗi ngày.
Cũng theo Ecns, Tencent muốn trẻ em có thể kiểm soát bản thân thay vì dành quá nhiều thời gian vào thế giới game. Họ hy vọng với cách giới hạn thời gian chơi thì hiện tượng được gọi là “chứng nghiện game” sẽ được giảm thiểu.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Hong Kong, thì cứ 1/10 học sinh tiểu học tại đây đang phải đối mặt với chứng nghiện game – thông tin được tờ South China Morning Postđăng tải.
Đây không phải là biện pháp đầu tiên được ban hành nhằm loại trừ khả năng tiếp cận game của giới trẻ. Hàn Quốc đã từng thông qua luật tương tự vào năm 2011, hay còn được gọi là “Luật Tắt Điện”, buộc trẻ em dưới 16 tuổi phải ngừng chơi các tựa game online từ 00g00 – 06g00 mỗi ngày.
ABC(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Trẻ em Trung Quốc dưới 12 tuổi chỉ được phép chơi game online 1 giờ/ ngày